2 tháng 3, 2011

Vì sao thanh, thiếu niên dễ bị vẹo cột sống?

Để cơ thể phát triển được bình thường, thanh, thiếu niên cần có tư thế ngồi đúng. Có một số thanh, thiếu niên do ngồi sai tư thế nên cột sống phát triển dị dạng. Nguyên nhân ngồi không đúng tư thế có thể do khách quan hoặc chủ quan.

Ví dụ: Một số trẻ em không ngồi ngay ngắn mà quen dùng một tay đỡ lấy cằm, ngồi nghiêng đầu đọc sách; sau một thời gian dài, cột sống sẽ xiêu lệch. Cũng có em vì thường mang vác những vật nặng trên vai (như đeo cặp sách cố định một bên) hoặc xách vật nặng một tay nên cột sống phải xiêu lệch đi để duy trì sự cân bằng. Có em học sinh ngồi ngoài rìa hàng ghế đầu trong phòng học; để trông rõ bảng đen, em thường phải nghiêng vai nhìn ngó, dẫn đến vẹo cột sống. Có khi vì bàn học quá thấp, hai cùi tay đặt ngang lên bàn (để đọc sách) quá thấp khiến trọng tâm thân rơi về phía trước, đầu cũng cúi về phía trước, gây gù lưng. Một số ít em ngồi giữa bàn đầu trong lớp, vì gần bảng đen quá nên đầu thường ngửa về phía sau, ngực ưỡn ra, sau thời gian dài cột sống cũng bị cong.


Cột sống bị xiêu vẹo không những gây mấy thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi. Có những thanh, thiếu niên vì cột sống xiêu vẹo nên lực hoạt động bị hạn chế, mau mệt mỏi, sức hoạt động của phổi kém, công năng mạch máu tim và sự tuần hoàn của máu gặp trở ngại.



Vì sao ở thanh thiếu niên, cột sống dễ phát triển khác thường? Ta thử làm một thí nghiệm đơn giản sau: Đem hai cành liễu to bằng nhau, một cành non và một cành già, uốn thành vòng và cột chặt chúng lại. Sau mấy ngày, khi mở ra, ta sẽ thấy cành liễu non bị uốn cong nhiều hơn so với cành liễu già. Tương tự, ở nhi đồng và thiếu niên, do cơ thể đang phát triển nên xương còn dẻo, dễ bị cong lệch. Càng về sau, khung xương không những phát triển mà còn trở nên thô khỏe, cứng cáp hơn. Khi đã cơ thể trưởng thành, sẽ rất khó uốn nắn lại các xương bị cong vẹo vì lúc đó khung xương đã hoàn toàn cứng.

___________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

1 tháng 3, 2011

Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách

Theo điều tra mới nhất ở TP HCM, 91% bàn ghế trong các trường được đóng sai quy cách. Điều này giải thích tại sao tình trạng vẹo cột sống lại phổ biến ở học sinh. Trong 4.100 học sinh phổ thông được kiểm tra sức khoẻ ở quận Tân Bình, 53% bị vẹo cột sống.

Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Ánh, trưởng đoàn phúc tra liên ngành y tế - giáo dục về y tế học đường tại TP HCM, cho biết, bàn ghế sai quy cách là vấn đề nan giải nhất của chương trình Cải thiện vệ sinh phòng học. Năm nào đoàn cũng phúc tra, nhắc nhở các trường chấn chỉnh nhưng kết quả vẫn chỉ là “chuyển biến rất chậm”.
Số liệu phúc tra mới nhất về thực hiện công tác y tế học đường tại TP HCM năm học 2003-2004 đã minh chứng cho nhận xét trên: 91% bàn ghế trong các trường được phúc tra đóng sai quy cách. Mặc dù con số này chưa phản ánh toàn diện tất cả các trường học trong thành phố vì đoàn chỉ phúc tra ngẫu nhiên 2 trường trong mỗi quận, huyện nhưng theo bác sĩ Ánh, các trường học trong toàn thành phố có ít nhất 50% bàn ghế đóng sai quy cách. Đó là loại bàn ghế đóng liền nhau, ghế ngồi không có chỗ tựa lưng, hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế không phù hợp với lứa tuổi.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là ban quản lý dự án cứ tự ý làm, ban y tế học đường của quận huyện không tham mưu hoặc có tham mưu nhưng không được tiếp nhận. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng bàn ghế liền nhau có thể ngả ra thành bàn ăn, tiện lợi cho các trường bán trú. Nó lại khó xê dịch nên không gây ồn trong lớp học, cũng khó mất trộm. Một số trưởng phòng Giáo dục Đào tạo ở huyện Hóc Môn, Cần Giờ... nói rằng cũng biết bàn dính ghế là sai quy cách nhưng hiệu trưởng yêu cầu nhận loại này cho dễ bảo quản nên vẫn cho đóng. 


Tại Trường Tiểu học Phú Thọ, quận 11, có tới 20/34 phòng học được trang bị loại bàn ghế đa năng- bàn dính liền với ghế, mặt bàn ngả ra làm chỗ nằm cho học sinh bán trú. Tại trường THCS Hai Bà Trưng, quận 3, hàng loạt bàn ghế cả cũ và mới được bổ sung đều sai quy cách. Hiệu trưởng trường N. quận 3 nói: “Chúng tôi biết bàn dính ghế là sai nhưng không được phép tham mưu vào chính công trình mình thụ hưởng; hơn nữa đó là của xin nên khó nói lắm”.
Về phía nhà sản xuất, ông Nguyễn Văn Phấn, cán bộ quản lý Công ty Sách - Thiết bị trường học TP HCM cho biết: “Gần đây, chúng tôi mới được khuyến cáo không nên làm bàn ghế dính liền nhau, nhưng đó mới là khuyến cáo, còn chúng tôi phải làm theo đơn đặt hàng”. Ông Lê Đức Kế, Phó giám đốc công ty, khẳng định: “Chúng tôi chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể nên không biết thế nào là đúng. Theo văn bản của Bộ Y tế thì bàn dính ghế là sai nhưng Bộ Giáo dục Đào tạo chưa quy định điều đó. Rất nhiều khách hàng yêu cầu chúng tôi đóng bàn dính ghế nên không thể từ chối”. Nhiều đơn vị chuyên cung cấp bàn ghế cho trường học cũng đóng kiểu bàn ghế tương tự.
Theo bác sĩ Nguyệt Ánh, bàn ghế đóng không đúng kiểu, chiều cao không phù hợp với tầm vóc học sinh là nguyên nhân chủ yếu gây vẹo cột sống học đường. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường cho thấy, năm 2000 có 30% học sinh tiểu học bị vẹo cột sống.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (năm 2000) và các nhà chuyên môn về vệ sinh học đường, việc đóng mới bàn ghế cho học sinh phải tuân theo 5 yêu cầu cơ bản sau:
- Bàn, ghế phải rời nhau, ghế phải có thành tựa lưng.
- Kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh, cụ thể: chiều cao bàn = 42%, chiều cao ghế = 26% chiều cao thân thể. Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5- 0 độ so với đường thẳng đứng; chiều rộng ghế = 2/3-3/4 chiều dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4- 0,5 m.
- Thuận tiện khi học sinh đứng lên, ngồi xuống, lúc vào học, ra chơi và khi tan trường.
- Bố trí hợp lý trong một lớp học.
- Đẹp và chắc chắn.

________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

28 tháng 2, 2011

Vẹo cột sống ở trẻ

Vẹo cột sống có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó dễ phát triển nhanh nhất ở tuổi dậy thì. Nhiều trẻ em ở Việt Nam bị vẹo cột sống nhưng không được phát hiện sớm, chỉ đến bệnh viện khám khi tình trạng bệnh đã nặng, cột sống bị vẹo nhiều.
Dấu hiệu phát hiện bệnh sớm
Bình thường cột sống của trẻ thẳng hàng khi nhìn từ cổ xuống lưng và thắt lưng. Nhìn ngang, cột sống hơi cong ở lưng và ưỡn bình thường ở thắt lưng. Nếu bị tật vẹo cột sống, nhìn phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên, có thể kèm theo vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia; xương chậu và háng cao hơn bên kia; cột sống lệch sang bên. Cho trẻ cúi thắt lưng, nhìn phía sau sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên một hay hai bên. Đây là cách khám đơn giản giúp phát hiện các tật vẹo cột sống tương đối sớm mà cha mẹ, người thân đều có thể thăm khám được.
Có ba cấp độ vẹo cột sống: cấp độ 1, cột sống đã lệch nhưng chỉ có thể phát hiện bởi các chuyên gia, chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Cấp độ 2, nhìn từ phía sau đã thấy cột sống cong vẹo, gù xương sườn do đốt sống bị xoay, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp nhẹ. Cấp độ 3, nhìn rõ cột sống vẹo lệch sang bên, ảnh hưởng nặng chức năng hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu, khớp háng, chiều dài của lưng – thắt lưng ngắn lại, xương sườn ngực bị biến dạng gây suy hô hấp mạn tính, xuất hiện bệnh tim phổi mạn, các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép…


Tại sao trẻ bị vẹo cột sống?
Vẹo cột sống có nhiều nguyên nhân: bẩm sinh, vẹo cột sống kèm theo các bệnh lý tuỷ sống hay thần kinh cơ (bướu đa sợi thần kinh, hội chứng Marfan, rỗng tuỷ sống, thoát vị hạnh nhân tiểu não, di chứng sốt bại liệt…) hay không rõ nguyên nhân (vô căn). Vẹo cột sống vô căn chiếm đa số trường hợp: 60 – 70%. Đa số trẻ dưới ba tuổi bị vẹo cột sống bẩm sinh hay liên quan bệnh lý, khó điều trị và tiên lượng nặng. Khoảng 20% trẻ vẹo cột sống thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân bệnh lý kèm theo, đa số không rõ nguyên nhân. Sau mười tuổi, đa số là vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến khi dừng lại ở độ tuổi trưởng thành.
Vẹo cột sống người lớn là hậu quả của mắc vẹo cột sống lúc nhỏ bị quên lãng hoặc vô căn hay bệnh lý. Phần lớn dị tật cột sống có nguyên nhân vô căn, còn lại là do các yếu tố liên quan đến di truyền, phải lao động sớm, ngồi học không đúng tư thế… Càng nhỏ tuổi nguyên nhân bệnh lý kèm càng nhiều, càng khó điều trị. Vẹo cột sống ở tuổi thanh thiếu niên thường là vô căn, việc điều trị thường cho kết quả tốt dù bảo tồn (giữa 20 – 40 độ vẹo) hay phẫu thuật (trên 40 độ vẹo). Tuy nhiên, bệnh nhân càng đến khám muộn, vẹo càng nặng thì phẫu thuật càng nguy hiểm.
Điều trị vẹo cột sống cho trẻ
Điều trị vẹo cột sống dựa chủ yếu vào góc vẹo cột sống được khảo sát trên hình ảnh học. Ba cách điều trị:
- Quan sát, theo dõi cho trẻ có góc vẹo dưới 20 độ.
- Cho trẻ có góc vẹo cột sống giữa 20 và 40 độ mang nẹp thân.
- Can thiệp phẫu thuật cho trẻ có góc vẹo trên 40 độ.
Điều quan trọng nhất là, khi phát hiện chứng vẹo cột sống ở trẻ, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa cột sống hay chấn thương chỉnh hình thăm khám. Đến khám càng sớm, cơ hội cứu chữa càng cao, chi phí điều trị cũng ít tốn kém. Bác sĩ sẽ cho khảo sát kỹ hình ảnh học để chẩn đoán và đánh giá độ vẹo cột sống chính xác hơn và có biện pháp điều trị thích hợp.

________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

27 tháng 2, 2011

Cảnh giác với chứng vẹo cột sống ở học sinh

Vẹo cột sống không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như làm giảm chức năng hô hấp, tim mạch, dẫn đến các bệnh sa dạ dày, méo xương chậu... Việc ngăn ngừa tình trạng này cần được thực hiện ngay những năm đầu của đời học sinh.
Theo số liệu của Bộ Y tế, có đến 28% học sinh phổ thông bị vẹo cột sống. Đặc biệt, ở cấp trung học phổ thông, tỷ lệ này là 40%. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em nông thôn cao hơn nhiều so với thành phố.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là thiết bị học tập sai quy cách, chẳng hạn bàn ghế quá cao hoặc quá thấp, bàn đóng liền với ghế... Một nguyên nhân phổ biến khác là thói quen xách cặp nặng ở một bên tay, hoặc cặp vào nách, đội lên đầu, ôm trước ngực. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như bệnh tật (bại liệt, lao cột sống, màng phổi có nước, còi xương, suy dinh dưỡng), trẻ phải lao động nặng quá sớm (thường xuyên gánh, vác đồ vật nặng hoặc bế nách em nhỏ).
Tình trạng vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể, khiến trẻ ngồi học mau mỏi, tê chân, không giữ được tư thế ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc và viết, dẫn đến căng thẳng thị giác, kém tập trung. Nếu vẹo 50-60 độ, các chức năng hô hấp và tim mạch sẽ bị ảnh hưởng. Ở các em gái, nó còn gây khó khăn cho việc sinh nở sau này.


Nếu ngồi sai tư thế, trẻ có thể bị cận và cong vẹo cột sống
Ngoài ra, chứng vẹo cột sống thường kèm thêm nhiều bệnh khác như sa ruột, sa dạ dày, chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt, bẹp lồng ngực, méo xương chậu... So với các học sinh bình thường, học sinh vẹo cột sống cũng thường có thể lực kém hơn. Tai hại nhất là chứng vẹo cột sống ảnh hưởng đến tương lai của trẻ vì chúng không thể theo những ngành đòi hỏi có thân hình cân đối và phát triển tốt (như phi công, vũ công, vận động viên, người mẫu, người dẫn chương trình...).
Phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh những viễn cảnh trên, vì một khi đã bị vẹo cột sống, bệnh nhân sẽ phải điều trị lâu dài, tốn kém và ít hiệu quả; những ca nặng cần được phẫu thuật chỉnh hình. Sau đây là yêu cầu của các nhà chuyên môn:
  • Khi viết bài, học sinh không được đặt vở thẳng, vì như thế sẽ phải rê khuỷu tay theo dòng chữ, dễ gây vẹo cột sống. Muốn giữ được tư thế ngay thẳng, nên đặt vở chéo 25 độ.
  • Ngồi ngay ngắn, để chân xuống đất, cẳng chân thẳng góc với đùi, đùi thẳng góc với mình, đầu hơi cúi, để cả hai cẳng tay lên mặt bàn. Tránh so vai, ngoẹo cổ, nghiêng vẹo, cúi gù, cho chân lên ghế hoặc ngồi xổm, ngồi bệt. Tránh nằm nghiêng, chống cằm đọc sách.
  • Khi đeo cặp sách cần đeo cả hai vai, trọng lượng cặp không quá 4 kg.
  • Không cho học sinh ngồi chung bàn quá nhiều. Chiều rộng chỗ ngồi để viết không đụng khuỷu tay nhau là 30 cm đối với mẫu giáo, 40 cm với tiểu học, 50 cm với trung học cơ sở và 55-60 cm với trung học phổ thông.
  • Không đóng loại bàn liền ghế. Nếu có tựa lưng, chiều cao tựa phải thấp hơn mỏm xương bả khi ngồi, để dễ vận động hai tay. Mặt ghế không quá sâu để khi ngồi tựa, mép ghế không tỳ vào khoeo chân; cũng không được quá hẹp vì dễ làm tê chân, chóng mỏi.
  • Trong lớp, bàn đầu cách bảng 2-3 mét, lối đi giữa tối đa 1 mét, lối đi bên 0,5 mét. Không được kê bàn chéo góc so với bảng vì góc quay cổ sẽ rất lớn.
____________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

26 tháng 2, 2011

Vẹo cột sống vô căn dễ gây chết người

Nhiều thanh thiếu niên bị cong vẹo cột sống mà không tìm ra nguyên nhân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể chết trước tuổi 20.
Vẹo cột sống vô căn là bệnh lý hay gặp, chiếm 2 - 3% dân số. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây biến dạng cột sống, thậm chí tử vong. Bệnh hay gặp nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên, làm biến dạng cột sống, thay đổi cấu trúc, hình thái của phổi, tim dẫn tới chức năng hô hấp bị suy giảm.  
Có thể gây tử vong trước tuổi 20

Bệnh nhân L. 16 tuổi bị vẹo cột sống do sẹo co kéo di chứng áp xe cơ cạnh sống lúc bệnh nhân một tuổi. Kết quả chụp X-quang cho thấy, bệnh nhân bị biến dạng vẹo cột sống ngực - thắt lưng tới 52 độ kèm theo có ưỡn quá mức cột sống thắt lưng với góc ưỡn 80 độ. Sau khi được phẫu thuật, bệnh nhân L. đã được nắn chỉnh cột sống thắt lưng tốt với góc ưỡn cột sống thắt lưng chỉ còn 50 độ, góc vẹo 20 độ.

Một trường hợp khác là bệnh nhân T., 18 tuổi, được chẩn đoán vẹo cột sống vô căn với góc vẹo cột sống ngực là 50 độ, góc vẹo ngực thắt lưng là 55 độ. Tuy nhiên sau khi được phẫu thuật, góc vẹo cột sống ngực của bệnh nhân T. chỉ còn 18 độ, góc vẹo ngực thắt lưng 25 độ.


Vẹo cột sống vô căn là bệnh lý hay gặp, chiếm 2 - 3% dân số

Tiến sĩ Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời điểm khởi phát. Bệnh khởi phát ở trẻ càng nhỏ thì càng nặng. Thậm chí, có trường hợp bị vẹo quá nặng, khởi phát bệnh sớm, góc vẹo lớn gây suy giảm chức năng phổi, tim trầm trọng khiến bệnh nhân tử
vong trước 20 tuổi.
Trẻ sinh đôi có nguy cơ cao mắc bệnh

Bác sĩ Phạm Trọng Thoan, Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết, quan niệm nguyên nhân vẹo cột sống là do đứng hay ngồi sai tư thế, xách nặng một bên, thói quen nằm ngủ co quắp… là chưa đúng.
Bởi với bệnh lý vẹo cột sống có rất nhiều nguyên nhân như bẩm sinh, vẹo cột sống do mắc bệnh lý về tủy sống, thần kinh cơ… hoặc không rõ nguyên nhân (vô căn). Đối với nhóm vẹo cột sống vô căn, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng hay gặp nhiều ở các nhóm nguy cơ như trẻ sinh đôi, trẻ có khiếm khuyết về thần kinh, mất sự cân bằng phát triển…

Trung bình mỗi năm, góc vẹo sẽ tăng lên 1,7 độ và đạt đỉnh cao nhất khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Thông thường, bệnh nhân có góc vẹo từ 40 độ trở lên sẽ có chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân có góc vẹo dưới 40 độ chưa cần mổ nắn chỉnh nhưng phải được bác sĩ theo dõi định kỳ và điều trị bảo tổn bằng cách sử dụng áo nẹp nhằm ngăn chặn sự phát triển của đường cong. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thoan, khó khăn hiện nay là Việt Nam chưa sản xuất được các loại áo nẹp này, phải mua từ nước ngoài với chi phí đắt, 100 - 150 USD mỗi áo.

Nếu bệnh nhân đến trễ, góc vẹo càng lớn thì khả năng phục hồi càng ít. Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã từng mổ nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân có góc
vẹo gần 100 độ.

Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ có thể phát hiện sớm chứng vẹo cột sống ở trẻ bằng cách quan sát khi trẻ cúi xuống, nếu thấy hai bên bả vai và cột sống của trẻ cân bằng nhau trên một mặt phẳng nghĩa là trẻ bình thường. Nếu thấy có sự chênh lệch giữa hai vai (thông thường vai bên trái thấp hơn) hoặc sự mất cân bằng của hai xương bả vai (bên phải cao hơn) hoặc nhìn phía sau thấy cột sống của trẻ bị cong, không thẳng thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân đã phẫu thuật nắn chỉnh cột sống cần tuân thủ chặt chẽ quá trình phục hồi chức năng nhằm giúp cột sống mềm dẻo hơn, luyện tập các môn thể dao nhẹ nhàng như bơi lội, chạy bộ, khiêu vũ… tuyệt đối không chơi các môn thể thao cần dùng nhiều lực.

__________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

25 tháng 2, 2011

Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục

Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người. Nếu nhẹ, nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trong trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở và giảm tuổi thọ.

Các thể gù vẹo thường gặp:

- Không biết nguyên nhân: Chiếm khoảng 70% số bệnh nhân.

- Bẩm sinh: Hình X-quang cho thấy thừa hay thiếu nửa đốt sống (khoảng 15%).

- Một khối cơ tương ứng bị liệt làm cột sống mất đối xứng, mất thăng bằng (khoảng 10%).

- Xương chậu bị mất thăng bằng, hai chân không dài bằng nhau, khiến cột sống bị cong (khoảng 5%).

Bằng mắt thường, các bậc cha mẹ có thể phát hiện được sự khác thường ở cột sống của con mình (nhìn từ phía sau lưng):

- Cột sống cong, nhẹ thì bị một chỗ, nặng 2-3 chỗ; có thể cong ở ngực, ở thắt lưng hoặc cả hai.

- Vai mất thăng bằng, mất đối xứng.

Nếu nghi ngờ, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn). Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền.


Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không.

Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo... thì đó là triệu chứng của một bệnh khác. Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục. Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám.

Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn. Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn. Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:

- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị.

- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ.

- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo.

Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.

_________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

24 tháng 2, 2011

Vẹo cột sống bẩm sinh - căn bệnh khó chữa

Vẹo cột sống là tật có thể xảy ra ở học sinh có tư thế ngồi không đúng cách nhưng cũng dễ phòng ngừa. Riêng vẹo cột sống cấu trúc là dạng dị tật cột sống bẩm sinh, không thể phòng ngừa và việc điều trị cũng rất phức tạp. Việc phát hiện sớm dị tật này có ý nghĩa rất quan trọng giúp phục hồi cột sống 

Ngày 7-10, Khoa Cột sống A Bệnh viện (BV) Chấn thương Chỉnh hình TPHCM tiếp nhận bệnh nhân N.T.K.X, 19 tuổi, ngụ tại An Giang, bị vẹo cột sống nặng (107 độ). Đi kèm với tình trạng vẹo, cứng cột sống là biến chứng đau lưng, khó thở, suy tim. Qua chẩn đoán, bác sĩ Võ Văn Sỹ, Trưởng Khoa Cột sống B, kết luận bệnh nhân cần trải qua hai lần phẫu thuật cột sống. Ngày 18-10, N.T.K.X đã được phẫu thuật để làm cột sống mềm mại trở lại, đồng thời các bác sĩ chỉnh cột sống thẳng dần. Hiện tại, góc cột sống của X. còn vẹo khoảng 60 độ, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để đặt dụng cụ kết hợp xương và hàn xương vĩnh viễn khi góc vẹo giảm còn 50 độ.
Bệnh diễn tiến nhanh ở tuổi dậy thì
Bác sĩ Võ Văn Sỹ cho biết vẹo cột sống bẩm sinh được xác định do rối loạn sự hình thành và phát triển cột sống từ trong phôi thai. Gần đây, những nghiên cứu cho thấy dị tật này có liên quan đến gien và di truyền.
Dị tật cột sống bẩm sinh được xác định có diễn tiến nhanh hơn so với vẹo cột sống mắc phải, đặc biệt là phát triển nhanh ở độ tuổi dậy thì. Vẹo cột sống được chia thành nhiều mức độ, góc vẹo dưới 20 độ được xem là vẹo nhẹ, ở mức độ này bệnh nhân chưa cần điều trị mà chỉ cần tập thể dục và học cách giữ tư thế cân bằng. Khi góc vẹo từ 25 – 39 độ, bệnh nhân phải mang nẹp chỉnh hình từ 16 giờ đến 23 giờ mỗi ngày. Nếu vẹo nặng từ 40 độ trở lên, bệnh nhân cần phẫu thuật chỉnh hình. Tuy nhiên, như trường hợp bệnh nhân N.T.K.X, góc vẹo đã lên đến 107 độ là quá nặng. Vì vậy bác sĩ không phẫu thuật ngay mà phải uốn cột sống thẳng dần, chỉ sau khi cột sống giảm độ vẹo mới được phẫu thuật.
Biến chứng nguy hiểm
Quá trình vẹo cột sống diễn tiến từ từ và không có cảm giác đau đi kèm nên trẻ không được quan tâm đúng mức. Qua thực tế khám chữa bệnh, bác sĩ Võ Văn Sỹ ghi nhận khi thấy trẻ đau, đưa đi điều trị thì bệnh đã ở mức độ nặng, dị tật đã gây tổn thương đến hệ tim mạch và hô hấp. Vì vậy, việc điều trị ngay cả bằng phẫu thuật cũng không giúp hồi phục hoàn toàn. Vẹo cột sống, ngoài việc gây mất thẩm mỹ, giảm chiều cao, lệch vai, suy tim, suy hô hấp, người bệnh còn cảm thấy không tự tin, sinh hoạt khó khăn và giảm tuổi thọ... Hiện nay ở VN, điều trị tật vẹo cột sống đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng kết quả điều trị lại hạn chế do người bệnh được phát hiện và điều trị muộn và do chi phí điều trị còn khá cao. Hằng năm, BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM khám và điều trị cho khoảng 150 bệnh nhân, trong đó có đến hơn 30% bệnh nhân đến khám khi bệnh đã có nhiều biến chứng và phải điều trị bằng phẫu thuật.


Nắn chỉnh bằng kỹ thuật cao
Khi vẹo cột sống đến mức độ nặng, xương sườn cứng và lệch, mạch máu đã quen cong theo nếp của cột sống, thì việc điều trị cần được cân nhắc kỹ. Điều trị vội vàng dễ làm gãy cột sống, đứt mạch máu hoặc chạm dây thần kinh gây liệt. Theo bác sĩ Võ Văn Thành, Trưởng Khoa Cột sống A BV Chấn thương Chỉnh hình, một trong những phương pháp hiệu quả là nắn chỉnh bằng kỹ thuật cao phối hợp mổ hàn xương. Cụ thể bác sĩ sẽ lấy xương tự thân nơi khác như xương sườn, xương mào chậu hoặc dùng xương đồng loại để thực hiện kết hợp xương và hàn xương vĩnh viễn. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần có sự hợp tác từ phía bệnh nhân vì thời gian điều trị lâu dài, chi phí rất tốn kém. Thông thường, sau khi hàn xương bệnh sẽ không tái phát, tuy nhiên vì lý do nào đó dụng cụ được lấy quá sớm thì tình trạng vẹo dễ xuất hiện trở lại. Trước đây, sau khi hàn xương dụng cụ được để lại vĩnh viễn trong cơ thể bệnh nhân. Gần đây, người ta phát hiện dụng cụ này gây nhiễu trong khi chụp MRI nên bác sĩ thường lấy ra khi bệnh nhân đã hồi phục.
Vẹo nặng: tốn cả chục triệu đồng
Biểu hiện sớm của vẹo cột sống là hai khối cơ dọc hai bên cột sống không đều nhau, rất dễ thấy nếu cha mẹ thường xuyên nhìn hoặc sờ lên đó. Khi vai lệch thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị chỉnh hình gặp khó khăn hơn. Nếu phát hiện sớm, cột sống còn mềm mại, việc điều trị sẽ ít tốn kém, dễ dàng và cho kết quả tối đa. Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà thời gian điều trị kéo dài từ 2 tháng đến vài ba năm, chi phí điều trị cũng dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Còn nếu phẫu thuật, bệnh nhân mất gần 2 năm để phục hồi, chưa kể thời gian chờ nắn mềm cột sống ở người vẹo nặng.

________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com